Chắc hẳn các bạn đã nghe về khái niệm child themes khi tìm hiểu về các website sử dụng wordpress. Vậy cụ thể child themes(giao diện con) là gì, hãy giành chút thời gian tìm hiểu về nó qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về khái niệm child themes trong thiết kế website wordpress
Child themes là gì ?
- Như chúng ta đã biết một website wordpress sẽ truyền tải thông điệp tới người dùng thông qua một themes (giao diện), giao diện này có thể là themes mặc định hoặc child themes để thực hiện nhiệm vụ của nó.
- Vậy cụ thể child themes là gì ? Có thể hiểu child themes là một giao diện sẽ kế thừa tất cả các chức năng hiện có của giao diện mặc định và chúng ta có thể phát triển, cập nhật, bổ sung thêm các chức năng khác cho themes mà không làm ảnh hưởng tới hiệu năng của giao diện gốc chúng ta đang sử dụng.
Lý do nên sử dụng child themes
- Từ định nghĩa về child themes là gì
- chúng ta có thể đã biết mục đích chính của child themes được sử dụng đó chính là đảm bảo hiệu quả hoạt động của website khi chúng ta tiến hành nâng cấp và bổ sung thêm các chức năng cần thiết khác một cách an toàn, tránh những rủi do không đáng có.
- Với một đoạn văn, bài viết thì việc sai dấu (.), dấu (,) là điều có thể bỏ qua được nhưng khi thao tác với ngôn ngữ lập trình có trong themes (php, javascripts) hay các phần tử html thì việc sai sót này sẽ mất rất lâu để khắc phục nếu không biết cách tìm kiếm và gỡ lỗi đó cũng chính là lý do chúng ta cần sử dụng child themes khi bị lỗi chưa biết cách khắc phục có thể kích hoạt lại themes mặc định để website tiếp tục hoạt động.
Cách tạo một child themes như thế nào
- Child themes cũng có cấu trúc của một themes wordpress thông thường nhưng nó đã kế thừa tất cả các thuộc tính của giao diện cha nên để tạo ra một child themes chúng ta chỉ cần tạo một Folder gồm 02 file không thể thiếu của mỗi giao diện wordpress chính là file fucntions.php và style.css.
- Có thể sử dụng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào có hỗ trợ tạo và lưu file định dạng php và css là chúng ta đã có thể tạo ra một child themes.
- Để child themes có thể hoạt động chúng ta cần tiến hành khai báo về tên giao diện và phần mô tả của giao diện trong file style.css tại phần theme name và description.

Một số thao tác để child themes có thể hoạt động
Sau khi đã biết child themes là gì chúng ta sẽ cần lưu ý một số điểm dưới đây để child themes sau khi được kích hoạt có thể hoạt động theo mong muốn của chúng ta.
- Tùy chỉnh các chức năng có của giao diện cha, các thao tác này được thực thi qua file functions.php hoặc chúng ta có thể viết chúng ta các thư mục khác của giao diện sau đó import vào file funcstion thông qua chức năng include và require của php.
- Cũng có thể copy các file chức năng có trong giao diện cha và child themes sau đó tiến hành tùy chỉnh các file chức năng đó ở child themes.

- Sử dụng các thiết lập css của child themes, chúng ta sẽ phải khai báo lại đường dẫn tới các file xử lý hiển thị css và javascript thông qua hàm chức năng wp_enqueue_style tại file functions của child themes, đường dẫn để sử dụng các file style.css của child themes là get_stylesheet_uri(), đường dẫn thư mục của child themes là get_stylesheet_directory_uri(), dưới đây là một ví dụ minh họa.
Tạm kết
Qua bài viết chúng ta có thể hiểu được khái niệm child themes là gì và những ưu điểm khi sử dụng child themes trong worpress từ dó có thể tùy biến và tối ưu website một cách hiệu quả hơn.